Bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và các dấu hiệu thường gặp

Bệnh thái đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Bệnh có 2 dạng là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận… Để thoát khỏi căn bệnh này không còn cách nào khác là phải nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có 2 dạng chính là  đái tháo đường type 1 và type 2. Tùy theo từng dạng bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân được xác định là thủ phạm chính gây nên bệnh đái tháo đường cần được chú ý để loại bỏ và phòng tránh.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường (tiểu đường) type 1

Dạng bệnh này phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các yếu tố nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1 được xác định bao gồm:

+ Nguyên nhân do di truyền: gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ khá cao. Tuy nhiên, không thể không loại trừ nguyên nhân này vì có thể có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố gen gây bệnh lên hệ miễn dịch làm phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong cơ thể người con.

+ Nguyên nhân do hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến cho tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó khiến cho tuyến tụy bị suy giảm và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định trong cơ thể.

+ Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài môi trường: Các yếu tố về môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay độc tố nhiễm vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường type 1.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2

Khác với bệnh đái tháo đường type 1, bệnh đái tháo đường type 2 không phụ thuộc vào insulin. Bệnh chuyển biến khá phức tạp, gây nguy hiểm cho người bệnh. Đối tượng bị bệnh đái tháo đường type 2 thường ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng trẻ hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và cả tính mạng người bệnh. Các nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:

+ Nguyên nhân do di truyền: Cũng như bệnh đái tháo đường type 1, gen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh đái tháo đường type 2, làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

+ Nguyên nhân do béo phì và ít vận động: đây là nguyên nhân chính và chủ yếu gây bệnh tiểu đường type 2. Nếu trong cơ thể có nhiều lượng calo dư thừa sẽ gây ra tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu người bệnh lười vận động sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh đái tháo đường.

Dấu hiệu bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường nhìn chung có thể thấy qua một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, mức độ và các biểu hiện cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại bệnh. Tùy theo đó là bệnh đái tháo đường type 1 hay type 2 mà có những biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể phân biệt qua các triệu chứng dưới đây:

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1:

+ Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu

+ Khát nước: xảy ra khi nhận thấy bị khát nước quá mức so với bình thường

+ Đi tiểu nhiều vào ban đêm

+ Cảm giác đói quằn quại

+ Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2:

Bệnh đái tháo đường type 2 là một bệnh khá nghiêm trọng. Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và phân biệt được. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này thường nhận biết bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn rõ rệt. Ở người bị bệnh đái tháo đường type 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với đái tháo đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi do cơ thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng mà phải dùng tới mỡ; người bệnh bị giảm cân nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu đặc trưng sau:

+ Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: Đây là một biểu hiện đặc trưng của bệnh đái tháo đường type 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra cảm giác nhanh đói.

+ Vết thương lâu lành: Do lượng đường trong máu cao khiến cho hoạt động của bạch cầu bị bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây hại.

+ Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh đái tháo đường khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da,…

+ Rối loạn tình dục: Biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,…

+ Nhìn mờ

Đái tháo đường hiện đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay ở nước ta. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, xuất phát từ những nguyên nhân và biểu hiện trên, các bạn cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số các triệu chứng bệnh nêu trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu bị nhiễm bệnh.

Chẩn đoán tiểu đường

Một số xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh:

+ Chẩn đoán đái tháo đường bằng định lượng đường máu huyết tương.

+ Đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này bằng cách sử dụng máy đo đường huyết.

+ Đo nồng độ glucose trong máu lúc đói.

Xác định đái tháo đường trong 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dl. Khi kết quả xét nghiệm có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền đái tháo đường, báo hiệu nguy cơ bị đái tháo đường type 2 với các biến chứng của bệnh.

+ Đo nồng độ glucose sau khi đã ăn.

Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đã ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh (khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt) thì nghi ngờ bị bệnh đái tháo đường.

+ Đánh giá sự dung nạp sau khi uống glucose.

Đôi khi các bác sĩ muốn chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp đái tháo đường nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”. Xét nghiệm nồng độ glucose sau khi uống 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này vẫn cao hơn 200 mg/dl thì chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường type 2.

+ Rối loạn hạ đường huyết.

+ Nếu kết quả đo mức đường máu lúc đói < 70 mg/dl là có rối loạn hạ đường huyết, như kết quả đo 53 mg/dl là có thể bị hôn mê do hạ đường huyết.

– Tiền đái tháo đường.

Người có mức đường máu lúc đói từ >110 mg/dl được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói”. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân đái tháo đường, nhưng cũng không được coi là “bình thường” vì theo thời gian, rất nhiều người người “rối loạn dung nạp đường khi đói” sẽ tiến triển thành đái tháo đường thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ hơn.

Đái tháo đường

+ Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.

+ Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).

+ Định lượng HbA1C

Ngoài các xét nghiệm này, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp việc chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong máu có thể gắn kết với hemoglobin (phần mang oxy) của hồng cầu để tạo nên một phức hợp gọi là HbA1c (Hemoglobin glycosylat). Một khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ HbA1c cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.[6]

Các xét nghiệm bổ sung.

Sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2 lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:

Khám lâm sàng: Lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.

Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt…

Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):

Fructosamin: Cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc đái tháo đường đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.

Peptid C (một phần của pro-insulin): Cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.

Thử đường trong nước tiểu cũng là một phương pháp được tiến hành tuy nhiên kết quả của phương pháp này không được đánh giá cao bằng những cách thức còn lại.

+ Điều trị & dự phòng

+ Luôn theo dõi tình trạng bệnh

+ Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.

+ Lối sống và thái độ ăn uống.

Những điều chỉnh lối sống người bệnh đái tháo đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh:

+ Chế độ ăn uống.

Dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ phóng thích chậm đường giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm bởi vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn.

Nên kếp hợp dùng 2 sản phẩm Venmotin và  Energy Plus để có thể điều trị căn bệnh tiểu đường này một cách hiệu quả nhất.

 
chữa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG Y TẾ VIỆT NAM

Mã số thuế: 0103232690

Địa chỉ: P1109, tầng 11 nhà E3B, Đường Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0985 1088 97

Email: ytetruyenthong@gmail.com

Website: sieuthisuckhoe.net | truyenthongyte.com