bệnh Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một khối rắn bao gồm một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ. Có thể có một hay nhiều sỏi xuất hiện cùng lúc trong thận hay trong niệu quản.
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài, bài viết này hướng dẫn bạn cách chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc nam hiệu quả nhất.
Các dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận có rất nhiều triệu chứng khác nhau tuy nhiên đa số những người mắc bệnh sỏi thận thường có những biểu hiện sau
Đau: Viên sỏi ở trong thận kích thíc lên liệu đạo dẫn đến đường nước tiểu bị tắc chính vì thế người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau từ âm ỉ đến đau dữ dội. Việc đau nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi. Nếu viên sỏi có kích thước lớn và ở vị trì trung tâm của thận thì sẽ dẫn đến những cơn đau dữ dội, thậm chí là đau lan cả ra phần thắt lưng dẫn đến mỏi và buốt lưng.
Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận tiết niệu nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
Nước tiểu mùi hôi: Người mắc bệnh sỏi thận thường là do có nhiều chất độc và háo chất tích tụ ở bên trong, chính vì thế nước tiểu thường có màu đục mà mùi rất hôi, hang.
Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu ra mủ: Những viên sỏi ở trong thận di chuyển xuống bang quang và co thắt lại trong liệu đạo dẫn dến nước tiểu bị chèn ép xuống nên gây cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên khi đi tiểu người bệnh sẽ không tiểu được nhiều vì những phần nước tiểu ở trên bị viên sỏi chặn lại dẫn đến nước tiểu chỉ đi ra ngoài 1 cách nhỏ giọt dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều và khi tiểu bị buốt, khó chịu.
Buồn nôn và nôn: Buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Người mắc bệnh sỏi thận thường có cảm giác buồn nôn là vì do các cơn đau gây ra. Những cơn đau khiến người bệnh quá mệt mỏi và có cảm giác buồn nôn. Phần khác nôn cũng chính là một cách để giải độc ra khỏi cơ thể khi mà thận đã mất đi chức năng bài tiết chất cặn bã.
Đau khi ngồi lâu: Khi những viên sỏi trong thận đã to, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh đau hơn,
Sưng: Người bệnh sẽ nhận thấy vùng bụng chứa thận, quanh khu vực bụng và háng bị sưng.
Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận bể thận cấp.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
Sỏi thận lắng đọng thói quen uống ít nước là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sỏi bị lắng đọng. Những chất dịch tiết ra không có đủ nước để thanh lọc sẽ bị lắng đọng dần dần và dẫn đến bị sỏi thận.
Đường tiểu bị dị dạng những dị dạng bất thường trong đường tiết niệu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
Do bị u xơ tiền liệt tuyến
Bị chấn thương nặng
Chế độ ăn uống không hợp lí
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
Sỏi thận có thể hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc với các chất nhất định nào đó. Những chất này có thể tạo ra các tinh thể nhỏ và trở thành sỏi thận. Sỏi thận có thể không tạo ra các triệu chứng cho tới khi chúng di chuyển xuống niệu quản, gây đau, cơn đau thường là nặng và thường bắt đầu ở vùng sườn, sau đó di chuyển xuống háng Sỏi thận là một bệnh lí phổ biến.
Khoảng 5% phụ nữ và khoảng 10% nam giới sẽ mắc ít nhất trong một giai đoạn trước tuổi 70. Một người đã từng có sỏi thận thông thường sẽ lại có trong tương lai. Sỏi thận phổ biến ở những trẻ sinh non. Các yếu tố có tính nguy cơ bao gồm nhiễm axit ông thận và nhiễm canxi thận thứ cấp.
Một số loại của sỏi thận có xu hướng hoạt động trong các gia đình. Một số loại có thể liên quan tới bệnh đường ruột, các khiếm khiếm khuyết của ông thận.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận sẽ không phải là điều đáng lo ngại nếu như được phát hiện và chữa trị sớm. Có nhiều trường hợp thậm chí còn không cần đến thuốc mà vấn có thể đào thải được viên sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên đó là đối với những người may mắn phát hiện được căn bệnh khi mới bắt đầu và có chế độ ăn uống phù hợp.
Đối với những người phát hiện bệnh khi viên sỏi đã lớn thì lại được coi là khá nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt
Sỏi thận là căn bệnh khá nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm bởi những biến chứng mà nó để lại là: Suy thận, vỡ thận, nhiễm trùng, tắc đường tiết liệu…
Biến chứng của bệnh sỏi thận
Suy thận
Một trong những biến chứng nguy hiểm và nhiều người bị bệnh sỏi thận mắc phải nhất đó là bị suy thận. Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mãn tính. Suy thận khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Thận bị ứ nước lâu ngày cộng thêm nhiễm trùng sẽ lần lượt phá hủy hết các mô thận, người bệnh chỉ còn cách chạy thận để kéo dài sự sống.
Người mắc bệnh suy thận ngoài chi phí chữa trị tốn kém thì còn rất nguy hiểm và có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Vỡ thận
Mặc dù khá hiếm nhưng vỡ thận vẫn có thể xảy ra với những người có vách thận quá mỏng.
Tắc đường tiết niệu
Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu.
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận
- Uống nhiều nước mỗi ngày bạn nên bổ sug 2-3 lít nước. Chú ý nên chia ra uống vào nhiều lần, không uống dồn một lúc.
- Nên uống nước chanh vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Hạn chế các loại đồ ăn, uống có thành phần caffeine.
- Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều oxalate như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt.
- Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật , gồm thịt, cá, trứng.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
- Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
- Nên khám sức khỏe định kỳ và đi thăm khám ngay nếu có những biểu hiện của bệnh.
Cách điều trị sỏi thận bằng thuốc nam
Với sỏi nhỏ có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Bên cạnh đó có thể sử dụng một số bài thuốc nam để điều trị sỏi như mùi tàu, đu đủ, chuối hột.
Với phương pháp dùng đu đủ thì chỉ áp dụng với những người có kích thước sỏi dưới 10mm. Chỉ cần dùng trong 7 ngày đã tiêu sỏi. Bên cạnh đó đu đủ xanh còn là bài thuốc trị nám da hiệu quả.
Chuối hột có công dụng rất tốt trong điều trị sỏi thận. Ngưởi bị sỏi thận có thể dùng chuối hột khô, bào chế thành dạng bột hãm nước uống hoặc cũng có thể dùng chuối hột tươi để điều trị bệnh. Nếu dùng chuối hột tươi thì nên dùng 1 quả chuối hột non vắt lấy 1 chén nhỏ, thêm 1 chút muối để uống.
Đối với những trường hợp sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Trê đây là những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị sỏi thận thường gặp hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này thì cách tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để được khám và chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất và có những phương pháp điều trị cụ thể đối với tình trạng thức tế của bệnh tình.
Các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng:
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN HỖ TRỢ NGAY: BÁC SỸ TRỊNH TIẾN MINH 0989131775/ 0943531973