Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là sự kết tụ và lắng đọng các khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, sỏi mật có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như ở ống mật và túi mật cùng tìm hiểu bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?.
Bệnh sỏi mật nguy hiểm như thế nào?
Thường thì người mắc bệnh sỏi mật nếu không thấy bất kỳ triệu trứng nào thì ít khi nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng khi mà bệnh sỏi gân ra các triệu chứng như: đau sườn phải, sốt nhẹ, nổi vàng da … Thì đó là đấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh không nên xem nhẹ, vì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho sự bắt đầu của biến chứng sỏi mật. Biến chứng của bệnh sỏi mật rất nguy hiểm, không chỉ làm tốn kém chi phí và phức tạp trong việc điều trị, mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Những dấu hiệu của bệnh sỏi mật
Người mắc bệnh sỏi mật thường có những dấu hiệu sau:
Sốt: bệnh sỏi mật là do nhiễm khuẩn đường mật gây ra chính vì vậy khi bị bị bệnh sỏi mật là khi mật của bạn bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn gây ra hiện tương sốt, có người thì chỉ bị sốt nhẹ nhưng có người lại bị sốt rất cao, thậm chí là rét run và kéo dài.
Đau: Khi mắc bệnh sỏi mật, người bị bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau dữ dội, đến đột ngột bắt đầu từ vùng hạ sườn phải lan lên vai hoặc sau lưng . Có nhiều trường hợp còn bị đau âm ỉ và đau lan lên ngực.
Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Gan to khi đi khám bệnh: Những người bị bệnh sỏi aatj khi đi khám bệnh thường phát hiện gan to hơn mức bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp thì không dễ để phát hiện vì mức độ gan to hay đến đâu còn phụ thuộc vào độ tắc của túi mật.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi mật, sỏi mật được hình thành có thể do yếu tố kháh quan và chủ quan. Sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật, với nhiều nguyên nhân khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị sỏi mật.
Sỏi mật được hình thành cũng có thể là do sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan – nơi tiết ra dịch mật, do ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật.
Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà các phương pháp Tây y hiện đại khó có thể tác động.
Giới tính: một số nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật cao hơn so với nam giới
Di truyền: Nếu gia đình bạn đã có người mắc bệnh sỏi mật thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nhiều hơn
Chế độ ăn uống: Người thường xuyên có chệ độ ăn có nhiều cholesterol sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao.
Thừa cân béo phì
Ít vận động túi mật như: do ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Cách chữa trị bệnh sỏi mật
Điều trị sỏi mật bằng cách nào?
Sỏi mật cũng có nhiều loại khác nhau chính vì thế không có một phương pháp chung nào trong điều trị sỏi mật. Để điều trị sỏi mật một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn những phương pháp điều trị cụ thể.
Điều trị dỏi mật bằng tây y
Trong tây y hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi mật đó là điều trị sỏi mật bằng cách phẫu thuật và chữa trị bằng cách không phẫu thuật.
Điều trị sỏi mật bằng cách không phẫu thuật
Thuốc tan sỏi với bản chất là acid mật, nhưng chỉ có tác dụng với sỏi cholestel nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Thời gian điều trị kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Phương pháp tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng gắp sỏi có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp sỏi đường mật.
Điều trị sỏi mật bằng cách phẫu thuật
Phương pháp điều trị sỏi mật bằng cách phẫu thuật này thường áp dụng đối với những trường hợp mà khi phát hiệ bị sỏi mật khi kích cỡ sỏi mật đã quá lớn và không thể dùng thuốc để tán sỏi cũng như điều trị bằng các phương pháp đơn giản khác. Những trường hợp này nếu như không được phẫu thuật ngay lập tức sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Ngày nay phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế, vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không can thiệp vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe.
Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của các phương pháp điều trị sỏi bằng Tây y. Nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, không tác động vào căn nguyên gây bệnh, nên tỷ lệ tái phát sỏi cao. Do vậy, về lâu dài, vẫn cần có những giải pháp tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, mới có thể giải quyết triệt để hơn các vấn đề của sỏi mật.
Đông y điều trị sỏi mật như thế nào?
Kim tiền thảo
Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da)…. Chính vì những ưu điêm nổi bật này mà các danh y từ xưa đã sử dụng kim tiền thảo để điều trị không chỉ với sỏi mật mà còn đối với rất nhiều các loại sỏi khác.
Trái sung
Sung chứa đường glucose, saccarose; acid quinic, shikimic; các nguyên tố vi lượng (canxi, photpho, kali…) và một số vitamin (C, B1…). Nghiên cứu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Một trong những công dụng của trái sung mà ít ai biết đến là chữa bệnh sỏi mật.
Nhân trần
Nhân trần có tính bình, vị đắng, hơi cay, có tác dụng lợi mật, nhuận gan… Người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (viêm mật, tắc mật…) và nhuận gan khi gan có vấn đề.
Diệp hạ châu
Diệp hạ châu là những thảo dược đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền và nhiều nghiên cứu của y học hiện đại chứng minh vai trò tăng cường chức năng gan, tăng chất lượng dịch mật, do đó tác động đích xác vào căn nguyên gây sỏi mật, chính vì thế có tác dụng rất tốt đối với việc điều trị sỏi mật.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, lợi tiểu… Đây cũng thảo dược dễ tìm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh sỏi. Khi kết hợp với trái sung, nhân trần, kim tiền thảo… sẽ tăng hiệu quả tán sỏi, cải thiện triệu chứng và chức năng gan – mật – thận của người bệnh. Đặc biệt là với trường hợp sỏi quá cứng khó điều trị, bệnh nhân từng phẫu thuật lấy sỏi muốn phòng ngừa tái phát.
Làm gì để tránh bị sỏi mật?
Bệnh sỏi mật nguyên chính vẫn là do nhiễm khuẩn đường mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật.Chính vì vậy cách để phòng bệnh sỏi mật hiệu quả nhất đó là mỗi người cần ăn uống đảm bảo vệ sinh như: Chỉ ăn, uống những thức ăn đã được nấu chin. Bên cạnh đó mỗi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.
Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra vì nguy tơ bị sỏi tái trở lại đối với những người đã từng bị sỏi mật là rất lớn.
Người mắc bệnh sỏi mật nên ăn gì?
Khi đã mắc bệnh thì việc có một chế độ ăn hợp lí với đặc điểm của bệnh là điều không thể tránh khỏi đối với mối người. Một chế độ ăn phù hợp không những cải thiện được tình trạng bệnh hiện tại cảu bạn đáng kể mà mặt khác còn rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Người mắc bệnh sỏi thận nếu muốn chữa trị một cách hiệu quả nhất thì cần có một chế độ ăn tuân thủ những quy tắc sâu đây:
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nhiều carbohydrat (tinh bột) như bánh mì, gạo, ngũ cốc, mì ống, khoai tây, phồng tôm và chuối.
– Chế độ ăn thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ rất tốt.
– Sữa ít béo
– Thịt, cá trứng và các thực phẩm từ đậu
– Hạn chế chất béo bão hòa (bơ, pho mát, thịt, bánh ngọt, bánh quy…), thay thế bằng chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật (hướng dương, dầu hạt cải, dầu oliu, bơ và các loại hạt).
– Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn của bạn giàu chất xơ: đậu, trái cây, rau xanh, yến mạch…
– Uống nhiều nước, ít nhất hai lít mỗi ngày
Ai là những người có nguy cơ bị sỏi mật cao?
-Phụ nữ là những người có nguy cơ mắc sỏi mật cao nhất, đặc biệt là những phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ nhiều.
-Những người đã từng phấu thuật cắt bỏ sỏi mật thì khả năng bị sỏi tái phát trở lại là rất cao
-Những người mà gia đình đã có người bị sỏi mật vì sỏi mật có mang tính chất di truyền
-Những người ăn nhiều chất béo.
Kết luận
Để phòng và chữa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả nhất bạn nên có chế độ ăn uống hợp lí, nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Đăc biệt là bạn nên đi khám bắc sĩ ngay nếu như có những biểu hiện sức khỏe khác thường. Ngoài ra bạn và những người trong gia đình nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, tốt nhất.
THUỐC TỐT BÁC SỸ THƯỜNG KHUYÊN DÙNG:
sản phẩm hỗ trợ: