KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI BẠN PHẢI BIẾT CHẮC CHẮN

co the nguoi
CƠ THỂ QUAN TRỌNG CỦA BẠN 
1.1. Đầu:
Gồm hộp xương sọ chứa đựng bên trong cơ quan chỉ huy, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể là hai bán cầu đại não; vỏ não, tiểu não, hành não. Nằm trong não còn có tuyến yên là tuyến nội tiết có vai trò chủ đạo. Ngoài hộp sọ còn nhiều bộ phận quan trọng ở đầu như: mắt, mũi, tai, miệng và các giác quan (thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác), miệng là bộ phận mở đầu của hệ tiêu hóa và mũi của hệ hô hấp. Các bệnh lý tổn thương vùng đầu thường trầm trọng như: chấn thương mặt, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, ung thư não… dễ gây tử vong.
1.2. Cổ :
Là phần trung gian nối đầu và thân, trong đó nhiều bộ phận liên quan sự sống như: khí quản, thực quản, các mạch máu nuôi não và đầu, mặt, đặc biệt có cột sống cổ chứa tủy cổ. Thắt cổ, bóp cổ, chấn thương cổ có thể tử vong nhanh.
1.3. Thân:
Gồm phần trên là khoang ngực và phần dưới là khoang bụng, được phân cách bởi cơ hoành. Trong khoang ngực có tim, hai phổi và các mạch máu gốc từ tim ra, phía sau có cột sống cùng tủy ngực nối tiếp từ tủy cổ, còn có phế quản và thực quản. Vú nằm ngoài khoang ngực. Cơ hoành còn là cơ quan hô hấp quan trọng. Trong khoang bụng có các bộ phận của cơ quan tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng), gan, tụy, lách; phía sau là thận, niệu quản, tuyến thượng thân; phía dưới có bàng quang, niệu đạo, buồng trứng, dạ con, âm đạo; bao quanh cổ niệu đạo – bàng quang nam giới có tuyến tiền liệt. Tinh hoàn và dương vật của nam nằm ngoài khoang bụng. Buồng trứng và tinh hoàn còn là tuyến nội tiết sinh dục. Ngoài khoang bụng phía sau có đoạn cột sống và tủy thắt lưng. Thân chứa phần lớn các phủ tạng đảm bảo sự sống. Ngoài các bệnh lý ở phủ tạng, các chấn thương ở thân đều có thể nguy hiểm khi chảy máu nội tạng, vỡ nội tạng, gãy đột sống, tổn thương tủy sống…
1.4. Chân tay:
Tuy không phải là bộ phận bảo đảm sự sống còn của con người nhưng là bộ phận thực hiện các hoạt động cho đời sống con người như: tư thế, di chuyển, lao động… nên có cấu trúc đặt biệt. Đặc biệt khả năng vận động khéo léo, tinh vi của đôi tay người vượt xa mọi động vật. Tay chân chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương và vỏ não nên các tổn thương thần kinh có thể gây giảm hoặc mất chức năng của chân tay như: liệt, teo, co rút…
Tóm lại, cấu trúc cơ thể nhìn từ ngoài có 4 phần nhưng tất cả là một khối thống nhất toàn vẹn liên quan mật thiết với nhau, thực chất về chi tiết rất phức tạp, còn nhiều điểm tới nay chưa rõ như bộ não và cấu trúc vi mô khác.
Bộ não có cấu trúc và phát triển đặc biệt đã đưa con người lên vị trí tối cao của muôn loài.
Biết sơ qua về thể có thể giúp chúng ta hướng tới bộ phận có biểu hiện bất thường và phải luôn luôn biết chăm sóc toàn cơ thể.
Không có mô tả ảnh.
theo: https://www.facebook.com/trinhtienminhhanoi/