Di chứng nguy hiểm từ COVID không thể chủ quan!

ĐỊNH NGHĨA

Các tình trạng sau khi mắc COVID

Một số người bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 có thể gặp ảnh hưởng lâu dài do lây nhiễm, còn gọi là hội chứng hậu COVID (PCC) hoặc di chứng COVID.

Hội chứng hậu COVID có thể được biết đến với nhiều cách gọi như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, di chứng sau khi nhiễm cấp tính SARS CoV-2 (PASC), tác động lâu dài của COVID và COVID mãn tính.

Những điều quý vị cần biết

  • Hội chứng hậu COVID có thể bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe tiếp diễn; hội chứng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.
  • Hội chứng hậu COVID thường được thấy ở những người mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng, nhưng bất kỳ ai đã bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 đều có thể gặp phải hội chứng hậu COVID, ngay cả những người bị bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng do COVID-19.
  • Những người không được tiêm chủng COVID-19 và bị nhiễm bệnh cũng có thể có nguy cơ gặp phải hội chứng hậu COVID cao hơn so với những người đã được tiêm chủng và bị lây nhiễm đột phá.
  • Không có xét nghiệm dành riêng cho hội chứng hậu COVID. Mặc dù hầu hết những người mắc hội chứng hậu COVID có bằng chứng lây nhiễm hoặc mắc bệnh COVID-19, nhưng trong một số trường hợp, một người gặp phải hội chứng hậu COVID có thể không có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút hay biết rằng mình bị lây nhiễm.
  • CDC và các đối tác đang nỗ lực tìm hiểu thêm về những người gặp phải hội chứng hậu COVID cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng, bao gồm cả việc liệu các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 có nguy cơ cao hơn hay không.

Tính đến ngày 2021 tháng 7, hội chứng “COVID kéo dài,” còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA).

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn về “Di chứng COVID” là một dạng khuyết tật theo ADA, Phần

Tìm hiểu về di chứng COVID hoặc hội chứng hậu COVID

Hội chứng hậu COVID là một loạt các vấn đề sức khỏe mới xuất hiện, tái phát hoặc kéo dài mà mọi người gặp phải sau khi bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19. Hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ khỏi bệnh dần trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi bị lây nhiễm, vì vậy ít nhất bốn tuần sau khi bị nhiễm là thời điểm bắt đầu xuất hiện hội chứng hậu COVID. Bất kỳ ai bị lây nhiễm đều có thể gặp phải hội chứng hậu COVID. Hầu hết những người mắc hội chứng hậu COVID đều gặp phải các triệu chứng sau vài ngày bị lây nhiễm SARS CoV-2 khi họ biết mình bị nhiễm COVID-19, nhưng có một số người mắc hội chứng hậu COVID không nhận thấy triệu chứng nào trong lần đầu họ bị lây nhiễm.

Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán hội chứng hậu COVID và các triệu chứng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe khác. Điều này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khó phát hiện ra hội chứng hậu COVID. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ xem xét chẩn đoán hội chứng hậu COVID dựa trên tiền sử bệnh của quý vị, bao gồm cả việc quý vị được chẩn đoán COVID-19 bằng xét nghiệm dương tính hoặc theo các triệu chứng hay phơi nhiễm, cũng như kiểm tra sức khỏe.

Khoa học tại CDC

Các bằng chứng và nghiên cứu khoa học đằng sau di chứng COVID

Khoa học về di chứng COVID

Các triệu chứng

Những người có hội chứng hậu COVID (hoặc di chứng COVID) có thể gặp phải nhiều triệu chứng.

Những người gặp phải hội chứng hậu COVID có thể có một loạt các triệu chứng kéo dài hơn bốn tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bị lây nhiễm. Đôi khi các triệu chứng có thể biến mất hoặc tái phát trở lại.

Những người mắc hội chứng hậu COVID có thể có những biểu hiện khác nhau. Họ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và nhiều triệu chứng khác nhau diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau. Hầu hết các triệu chứng của bệnh nhân từ từ cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên đối với một số người, hội chứng hậu COVID có thể kéo dài hàng tháng và có khả năng là hàng năm sau khi bị nhiễm COVID-19 và đôi khi có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật.

Những người gặp phải hội chứng hậu COVID thường báo cáo rằng họ có các triệu chứng sau:

Triệu chứng chung

  • Mệt mỏi hay chóng mặt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
  • Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
  • Sốt

Các triệu chứng về hô hấp và tim

  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Ho
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)

Các triệu chứng về thần kinh

  • Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là “sương mù não”)
  • Đau đầu
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
  • Cảm giác tê râm ran
  • Thay đổi về vị giác và khứu giác
  • Trầm cảm hoặc lo lắng

Các triệu chứng về tiêu hóa

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng

Các triệu chứng khác

  • Đau cơ hay khớp
  • Phát ban
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Các triệu chứng khó giải thích và kiểm soát

Một số người gặp phải hội chứng hậu COVID không thể giải thích được bằng xét nghiệm.

Những người mắc hội chứng hậu COVID có thể tiến triển hoặc tiếp tục có các triệu chứng khó giải thích và kiểm soát. Các đánh giá lâm sàng, xét nghiệm máu định kỳ, chụp X-quang phổi và điện tâm đồ có thể cho kết quả bình thường. Các triệu chứng tương tự như triệu chứng được báo cáo bởi những người bị ME/CFS (viêm cơ não tủy/hội chứng mệt mỏi mãn tính) và các bệnh mãn tính chưa được hiểu rõ khác có thể xảy ra sau những bệnh lây nhiễm khác. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể hiểu nhầm về những triệu chứng không giải thích được này, điều này làm mất nhiều thời gian chẩn đoán và tiến hành chăm sóc hoặc điều trị thích hợp cho người mắc bệnh.

 Xem xét những lời khuyên tại đây để giúp chuẩn bị cho cuộc hẹn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với hội chứng hậu COVID.

Tình trạng bệnh lý

Một số người có thể gặp phải tình trạng bệnh lý mới sau khi bị nhiễm COVID-19.

Một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch với các triệu chứng kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm tim, phổi, thận, da và não. Do những ảnh hưởng này, những người mắc COVID-19 có thể tiến triển các tình trạng bệnh lý mới như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh rối loạn thần kinh mà những người không mắc COVID-19 không gặp phải.

Những người mắc bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe

Những người mắc bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào, phải nhập viện hoặc điều trị có thể gặp phải các vấn đề như hội chứng hậu chăm sóc tăng cường hoặc PICS.

PICS là các ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể bắt đầu khi một người ở trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) và có thể vẫn còn sau khi xuất viện. Những ảnh hưởng này có thể bao gồm sự suy yếu của cơ, các vấn đề về suy nghĩ, phán đoán và các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD). 

PTSD bao gồm các phản ứng kéo dài đối với một biến cố cực kỳ căng thẳng. Đối với những người gặp phải PICS sau khi chẩn đoán COVID-19, sẽ rất khó để xác định nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe này là do bệnh nghiêm trọng, do vi-rút hay do cả hai.

Những người có nguy cơ cao gặp phải di chứng COVID

Một số người có thể có nhiều nguy cơ gặp phải hội chứng hậu COVID (hoặc di chứng COVID).

sử dụng thảo dược thông khái hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ hậu covid

Thảo dược thông khái bổ phế caremers covid chống cúm, ho, tức ngực, tim đập loạn nhịp do hậu covid

Các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm hiểu những người hoặc nhóm người nào có nhiều khả năng gặp phải hội chứng hậu COVID và nguyên nhân của việc này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số nhóm người có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hội chứng hậu COVID. Dưới đây là ví dụ và không phải là danh sách đầy đủ những người hoặc nhóm người có thể có nhiều nguy cơ gặp phải hội chứng hậu COVID so với nhóm người khác:

  • Những người mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, đặc biệt là những người phải nhập viện hoặc cần được chăm sóc tích cực.
  • Những người có bệnh nền trước khi nhiễm COVID-19.
  • Những người không tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.
  • Những người mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS)trong hoặc sau khi nhiễm COVID-19.

Những bất bình đẳng về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải di chứng COVID

Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh từ COVID-19 do nơi sinh sống hoặc làm việc, hay do không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế. Sự bất bình đẳng về sức khỏe có thể khiến một số người thuộc nhóm chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số và một số người khuyết tật có nguy cơ gặp phải hội chứng hậu COVID cao hơn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những yếu tố có thể khiến các cộng đồng này có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc gặp phải hội chứng hậu COVID cao hơn.

Phòng ngừa di chứng COVID

Cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng hậu COVID là bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh. Đối với những người đủ điều kiện, việc tiêm vắc-xin và tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn có thể giúp phòng ngừa COVID-19 và bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người đã tiêm chủng nhưng bị lây nhiễm đột phá có nguy cơ mắc hội chứng hậu COVID ít hơn so với những người không tiêm chủng.

Tìm hiểu thêm về cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi COVID-19.

Sống chung với di chứng COVID

Việc sống chung với hội chứng hậu COVID có thể là chuyện khá khó khăn, đặc biệt là khi không có câu trả lời hoặc giải pháp ngay lập tức về vấn đề này.

Tuy nhiên, những người mắc phải hội chứng hậu COVID có thể tìm kiếm sự chăm sóc từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đưa ra kế hoạch quản lý y tế cá nhân, có thể giúp cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.

 Mặc dù các hội chứng hậu COVID dường như ít phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn, nhưng ảnh hưởng lâu dài sau khi mắc COVID-19 có xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 Nói chuyện với bác sĩ nếu quý vị cho rằng quý vị hoặc con em quý vị gặp phải di chứng COVID hoặc hội chứng hậu COVID. Tìm hiểu thêm: giải pháp chăm sóc sức khoẻ hậu covid: 

liên hệ mua sản phẩm hỗ trợ điều trị hậu covid:

Thảo dược thông khái bổ phế caremers covid chống cúm, ho, tức ngực, tim đập loạn nhịp do hậu covid

Dữ liệu về di chứng COVID

Các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về hội chứng hậu COVID cũng như số người mắc phải hội chứng này.

CDC đang sử dụng nhiều phương thức để ước tính số lượng người gặp phải hội chứng hậu COVID. Mỗi phương thức có thể đưa ra một phần giải đáp giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những người gặp phải hội chứng hậu COVID. Ví dụ, một số nghiên cứu tìm kiếm sự hiện diện của hội chứng hậu COVID dựa trên các triệu chứng tự báo cáo, trong khi những nghiên cứu khác thu thập các triệu chứng và tình trạng được ghi lại trong hồ sơ y tế. Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào những người đã nhập viện, trong khi những nghiên cứu khác bao gồm những người không nhập viện. Các ước tính về số người gặp phải hội chứng hậu COVID có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được đưa vào nghiên cứu, cũng như cách thức và thời điểm thu thập thông tin nghiên cứu. Ước tính tỷ lệ những người mắc COVID-19 tiếp tục gặp phải hội chứng hậu COVID có thể khác nhau:

  • 13,3% sau một tháng hoặc lâu hơn sau khi bị lây nhiễm
  • 2,5% sau ba tháng hoặc lâu hơn, dựa trên kết quả tự báo cáo
  • Hơn 30% sau 6 tháng trong số những bệnh nhân phải nhập viện

CDC cùng các cơ quan liên bang cũng như các tổ chức học thuật và tổ chức nghiên cứu khác đang nỗ lực để tìm hiểu thêm về các tác động ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19, người nào bị mắc và tại sao.

Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu thêm về những biến thể mới có thể ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng hậu COVID. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu mức độ nghiêm trọng một số nhóm nhất định có nguy cơ cao và liệu những nhóm người khác nhau có xu hướng gặp phải hội chứng hậu COVID khác nhau hay không. Những nghiên cứu này, ví dụ như nghiên cứu INSPIRE của CDC và RECOVERexternal icon của NIH sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về hội chứng hậu COVID và cách điều trị hoặc hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân với ảnh hưởng kéo dài. CDC sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giúp họ đánh giá và kiểm soát hội chứng hậu COVID này.

CDC đang nỗ lực:

  • Xác định tốt hơn các triệu chứng thường gặp nhất và chẩn đoán từ bệnh nhân gặp phải hội chứng hậu COVID.
  • Nắm rõ hơn số lượng người mắc hội chứng hậu COVID và tần suất mắc phải hội chứng này sau khi nhiễm COVID-19.
  • Hiểu rõ hơn các yếu tố nguy cơ, bao gồm những nhóm có thể gặp nguy cơ cao hơn và liệu các nhóm khác nhau trải qua các triệu chứng khác nhau hay không.
  • Hiểu rõ hội chứng hậu COVID có thể gây hạn chế hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mọi người như thế nào.
  • Giúp xác định những nhóm bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hội chứng hậu COVID, thiếu tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị cho hội chứng hậu COVID, hoặc gặp phải sự kỳ thị.
  • Hiểu rõ hơn về vai trò của việc tiêm chủng trong phòng ngừa hội chứng hậu COVID.
  • Phối hợp với các nhóm y tế chuyên môn để phát triển và cung cấp hướng dẫn lâm sàng cũng như các tài liệu giáo dục khác cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và công chúng.