CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
trong thời kỳ bào thai sự sống của thai nhi hoàn toàn lệ thuộc vào bà mẹ mang thai.
Cùng với quá trình hoàn thiện về cấu trúc các cơ quan, bộ phận của một hài nhi bé bỏng trong bụng mẹ, các chức năng cơ bản cũng dần dần hình thành và phát triển để bé khi sinh ra nhanh chóng thích ứng với môi trường sống mới, không còn nguồn sống từ mẹ.
Cơ thể bé sẽ tiến tục phát triển cùng chức năng từng bước hoàn chỉnh theo the gian: sơ sinh, thơ ấu, học đường, trưởng thành…
Một bộ phận cơ thể hay một chức năng khiếm khuyết sẽ trở thành người khuyết tật. Cơ thể có nhiều cơ quan bộ phận và có nhiều chức năng sinh lý bảo đảm sự sống và phát triển.
Ví dụ một số chức năng cơ bản:
Vận động:
Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, thai nhi đã vận động từ khá sớm như “thai máy”, “thai đạp”,…
Ra đời chức năng vận động của trẻ phát triển nhanh chóng (ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò), rồi đứng đi, từ vận động thô giản đơn tiến dần vận động phức tạp, tinh vi, có mục đích mà đỉnh cao là lao động hữu ích, lao động sáng tạo.
Có thể dựa vào phát triển vận động theo lứa tuổi để đánh giá một mặt phát triển của con người.
Vận động chịu sự chi phối của nhiều cơ quan bộ phận như hệ thống xương – cơ – khớp, điều khiển của thần kinh trung ương, dẫn truyền tín hiệu của dây thần kinh, năng lượng do tuần hoàn và hô hấp cung cấp (oxy và chất dinh dưỡng).
Khi tuổi già cùng với quá trình lão hóa, chức năng vận động cũng suy giảm (lực cơ, sức bền, độ chính xác,…).
Khi một bộ phận thiếu hoặc không vận động sẽ tự thoái hóa, teo, yếu.
Vận động là một phần biểu hiện sức khỏe và chất lượng sống của con người.
Tập luyện nâng cao sức khỏe, vận động liệu pháp đang không ngừng được quan tâm phát triển.
Hô hấp:
Con người có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng không thể nhịn thở chỉ vài phút.
Hô hấp cung cấp mọi nhu cầu oxy cho tất cả mọi tế bào, các mô của cơ thể và đồng thời thải ra ngoài khí CO2 sinh ra của quá trình chuyển hóa.
Hoạt động hô hấp bao gồm sự co và giãn các cơ hô hấp (thành ngực) và cơ hoành làm thay đổi dung tích của khoang ngực, khi khoang ngực giãn nở không khí từ ngoài vào 2 phổi và khi co lại thì khí trong 2 phổi được tống ra ngoài, liên tục mỗi phút 12 – 16 lần và mỗi lần khoảng 500ml không khí. Sở dĩ có sự trao đổi khí giữa phế nang và máu là do không khí hít vào có tỷ lệ oxy cao hơn và CO2 thấp hơn so với trong máu (nơi cao chuyển sang nơi thấp).
Từ máu oxy được chuyển đến mọi nơi và CO2 từ mọi nơi chuyển vào máu để thải ra ngoài nhờ đội quân vận tải hùng hậu là hồng cầu trong máu.
Chức năng hô hấp lệ thuộc vào nhiều cơ quan, bộ phận: mũi và miệng, khí quản, phế quản, 2 phổi, màng phổi; hệ thống cơ hô hấp (ngực và cơ hoành); hồng cầu và cả chất lượng của không khí thở. Mọi bất thường hay bệnh lý ở bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây trở ngại chức năng hô hấp như: viêm tắc mũi, viêm phế quản, viêm phổi, u phổi, viêm màng phổi, yếu hoặc liệt cơ hô hấp, thiếu máu do thiếu hồng cầu, không khí bẩn…
Đặc biệt phổi có khả năng bù rất lớn, chỉ còn một phổi hay thậm chí nửa phổi nếu kiên trì tập luyện đúng đắn vẫn đảm bảo sống và lao động nhẹ.
Tuần hoàn:
Máu không ngừng lưu thông khắp mọi nơi của cơ thể theo vòng khép kín.
Máu mang chất dinh dưỡng và oxy đến cho tế bào và các mô, thu – nhận CO, và các chất cặn bã, thừa… đến phổi, gan, thận để trao đổi khí, thanh lọc, thải độc tục chu kỳ tuần hoàn với dòng máu “sạch”.
Lực đây máu lưu thông là do co bóp của quả tim, có thể coi tim như một “máy bơm sống” hoạt động không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, khi nó ngừng thì sự sống con người kết thúc.
Theo ước tính khối lượng máu của cơ thể 4-5 lít không ngừng chảy trong cơ thể thì mỗi ngày lượng máu qua tim khoảng 7000 lít và qua thận khoảng 1.500 lít.
Tim và thận có khả năng làm việc tuyệt vời với công năng thật lớn lao.
Mạch đập sở từ thấy được, huyết áp đo được là do lực co bóp của tim và co giãn mạch máu.
Khi vận động nhu cầu oxy chất dinh dưỡng tăng thì tim cũng tăng cường hoạt và chất động để đáp ứng. rồi tiếp Chức năng tuần hoàn liên quan đến nhiều chức năng khác như:
hô hấp (bệnh tâm phế mạn tính),
thận (thanh lọc máu và cân bằng dịch nội môi),
gan (khử độc máu), nội tiết, thần kinh.
Mọi nguyên nhân gây trở ngại lưu thông máu đều có hại đối với cơ thể “khí huyết bất thông tắc thống”, có thể do tim yếu (suy tim), do mạch máu xơ cứng lòng mạch hẹp tắc. Mặt khác các bệnh lý ở phổi, thận, gan… có thể gây trở ngại đến hoạt động của tim.
Tiêu hóa:
Chức năng tiêu hóa chủ yếu cung cấp thực phẩm và biến thành chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển cơ thể.
Tại miệng thức ăn được nhai và trộn nước bọt; tại dạ dày thức ăn được nhào bóp cùng acid và dịch dạ dày; tại tiểu tràng thức ăn trở thành hỗn dịch nhờ có thêm dịch tiểu tràng, dịch tụy, dịch mật, thành chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu tại tiểu tràng vào máu; chất cặn bã, thừa, xơ được đẩy xuống đại tràng, một lượng nước và đường được hấp thu lại, chất bã lên men cùng vi khuẩn thành phân bài tiết ra ngoài.
Bệnh lý bộ máy tiêu hóa có thể do tổn thương các bộ phận như: viêm loét dạ dày, viêm tiểu tràng, đại tràng, viêm gan tác mật, viêm tụy; còn có thể do thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh, chất độc trực tiếp gây tổn thương bộ máy tiêu hóa.
Tiết niệu:
Quá trình sống cơ thể cần loại bỏ nhiều chất thải nếu tồn đọng gây rối loạn chức năng hoặc nhiễm độc có thể gây tử vong.
Thận là cơ quan chính của chức năng tiết niệu:
siêu lọc máu loại trừ các chất thải thừa có hại, tái hấp thu các chất dinh dưỡng và nước bảo đảm hằng định nội môi. Hàng ngày, thận thải ra khoảng 1.500ml nước tiểu.
Thận mất chức năng (suy thận) không thải độc sẽ dẫn đến tử vong nếu không chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Các bệnh lý bộ máy tiết niệu như: viêm thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang… đều trở ngại chức năng tiết niệu; u phì đại hay ung thư tuyến tiền liệt vừa ảnh hưởng chức năng sinh dục vừa gây rối loạn tiết niệu ở nam giới.
Thần kinh: con Bộ máy thần kinh rất tinh vi phức tạp, chức năng chính là chỉ huy, điều khiển mọi chức năng để bảo đảm sự thống nhất và toàn vẹn cơ thể, cũng như mạch máu, mọi nơi của cơ thể đều có chi phối của thần kinh.
Thần kinh trung ương (não, tủy sống, vỏ não) là cơ quan đầu não.
Đặc biệt chức năng thần kinh cao cấp ở người phát triển hơn hẳn mọi loài vật như khả năng tư duy trừu tượng, nhận thức qua lời nói và chữ viết là hệ thống tín hiệu thứ hai chỉ có ở loài người – là nhân tố phát triển trí tuệ.
Chức năng thần kinh còn điều chỉnh cảm xúc và trạng thái tâm lý, các mối quan hệ giữa cơ thể và ngoại cảnh, giữa người và người.
Hoạt động chức năng thần kinh vô cùng tinh vi, phức tap, đến nay còn những vấn đề chưa biết đặc biệt là bộ não Ngoài ra, sự sống và phát triển con người còn do nhiều chức năng khác như: giác quan, nội tiết, sinh sản, miễn dịch, vai trò của gan,
Tóm lại, sự sống và phát triển của cơ thể gắn với hoạt động chức năng của các cơ quan bộ phận.
Các chức năng đều có liên quan mật thiết trong một cơ thể thống nhất toàn vẹn dưới sự chỉ huy điều khiển của thần kinh trung ương.
Chức năng thần kinh cao cấp của con người cùng hệ thống tín hiệu thứ hai đã đưa con người phát triển tới đỉnh cao nhất của muôn loài.
theo: https://www.facebook.com/trinhtienminhhanoi/