Thực phẩm dành cho người cao tuổi “Dinh dưỡng an hưởng tuổi vàng”

Chăm sóc người già là trách nhiệm của thế hệ trẻ

Tuổi già đa bệnh

Cao tuổi mà khỏe, vui thì không chỉ mừng cho gia đình mà còn là mong đợi của xã hội. Trào lưu đô thị hóa đã làm thay đổi cách ăn và lối sống với thu nhập cao, ăn theo túi tiền và sở thích, ăn nhiều mỡ nhiều thịt, nhiều đường, giảm rau, uống nhiều bia rượu, nước ngọt, với phong cách ăn nhanh các thực phẩm chế biến sẵn đã làm tăng bệnh béo phì, tim mạch, ung thư, tiểu đường…

Chăm sóc người già là trách nhiệm của thế hệ trẻ
Chăm sóc người già là trách nhiệm của thế hệ trẻ

Ngoài ra, các bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi là viêm loét miệng, viêm thực quản trào ngược, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn, trĩ, táo bón, ung thư… Tuy không phải là nguyên nhân tử vong hàng đầu nhưng nó làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Trong các vấn đề tiêu hóa ở người già, bệnh lý răng miệng ít được quan tâm hơn cả.

Nhiều người cao tuổi cho rằng bộ răng đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ, khi mất răng họ thường tìm cách thay đổi thức ăn để dễ nuốt hơn như chan canh, ăn cơm nát, tăng chất lỏng… Trong trường hợp này, thức ăn không được nghiền nát và lượng dịch vị đã giảm do tuổi tác không đủ để tiêu hóa. Lúc này, thức ăn bị ứ trệ gây chướng bụng, ậm ạch, khó tiêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và acid gây viêm tại chỗ càng làm giảm khả năng hấp thu ở người lớn tuổi.

Để xua đi tuổi già

Ngoài giá trị dinh dưỡng, thực phẩm phải giúp cho các chức phận của cơ thể hoạt động tốt, phải có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Với người cao tuổi, một chế độ ăn hợp lý đòi hỏi hạn chế chất béo, chất đường và muối ăn; ăn đủ chất đạm và cung cấp thỏa đáng các vitamin và muối khoáng. Mỗi ngày trước hết nên tránh ăn nhiều mỡ động vật, loại mỡ động vật có nhiều mỡ bão hòa làm tăng cholesterol máu.

Cần đảm bảo một tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ, thịt mỡ…) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc…). Gia tăng lượng chất béo có lợi chứa Mufa (Monounsaturated fatty acid) và PUFA (Polyunsaturated fatty acid), đây là hai thành phần chính trong chất béo có lợi giúp làm hạ cholesterol máu và giúp phòng tránh các bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở người lớn tuổi.

MUFA và PUFA có nhiều trong các loại dầu olive, dầu hướng dương, dầu đậu nành và chất đạm nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ… Ngoài ra, cũng cần chú ý các thức ăn nguồn thực vật có chứa nhiều chất xơ (FOS) từ rau quả, vì ở người già, hệ tiêu hóa suy yếu và nguy cơ mỡ trong máu cao, nên rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng, không chỉ có tác dụng nhuận tràng, làm tăng khối lượng phân giúp cơ thể dễ dàng bài xuất cặn bã thức ăn, mà còn có khả năng giữ lại cholesterol thừa trong ống tiêu hóa để đào thải qua phân.

Ngày nay người ta cũng đã bổ sung MUFA, PUFA vào trong thực phẩm sữa, bánh… Như trong thức uống dinh dưỡng EnPlus do các chuyên gia dinh dưỡng người Việt sáng chế, ngoài công thức giàu năng lượng và đạm giá trị sinh học cao, đây còn là loại sữa đặc biệt cho người cao tuổi vì được bổ sung nhiều thành phần dưỡng chất có lợi ở trên giúp người già tăng cường hệ miễn dịch, chống đỡ bệnh tật và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tuy tuổi cao vẫn tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra do tình cảm của người thân trong gia đình, sự quan tâm tới từng bữa ăn, chế biến các món ăn mà người già yêu thích. Tạo điều kiện và khuyến khích cho các cụ tập luyện thể dục thường xuyên, tham gia các hoạt động xã hội nhằm hạn chế quá trình lão hóa. Thêm vào đó, có nhiều cụ, do tâm lý không muốn làm phiền con cháu, nên đã cố tình giấu bệnh, hoặc sống thu mình lại. Vì vậy, ngoài cơ thể, chăm sóc về tinh thần cho các cụ cũng không thể lơ là, chẳng hạn như nhu cầu được lắng nghe, được chia sẻ, vui chơi, sống có ích…

Chính sự chăm sóc của những người trẻ giúp người già thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hóa hấp thu tốt để phòng, chống bệnh tật và tăng tuổi thọ.

Huỳnh Phượng
(Bác sĩ dinh dưỡng)