Axit / kiềm có nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản: Axit về cơ bản là dung dịch nước có độ pH dưới 7,0 trong khi kiềm có độ pH hơn 7,0; còn nước lọc thông thường là thành phần trung tính có độ pH 7,0. Nôm na là, axit có vị chua và ăn mòn trong tự nhiên, trong khi kiềm là nguyên tố trung hòa axit.
Trong quá trình tiêu hóa, dạ dày tiết ra axit giúp tiêu hóa thức ăn. Dạ dày có độ cân bằng pH dao động từ 2,0 đến 3,5, có tính axit mạnh cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, đôi khi, do lối sống không lành mạnh và thói quen ăn uống, nồng độ axit trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến axit này bị trào ngược và các bệnh về dạ dày khác.
Thực trạng, chế độ ăn tại các thành phố phát triển thường chứa một lượng lớn thực phẩm có tính axit cao như burger, samosa, pizza, cuộn, bánh mì phô mai, xúc xích, thịt xông khói, thịt nướng, colas, bánh rán, bánh ngọt, vv – mà về lâu dài có thể cản trở sự cân bằng axit trong dạ dày.
Những thực phẩm này khi chuyển hóa để lại dư lượng được gọi là “tro axit” và dẫn đến nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa, sức khỏe tổng thể. Thành phần có tính axit trong tự nhiên khi được cơ thể tiêu hóa là thịt, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, đường tinh chế và các mặt hàng thực phẩm chế biến.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc xác định thực phẩm có tính kiềm hay axit không liên quan gì đến độ pH thực tế của chính thực phẩm. Ví dụ, trái cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi… có độ pH thực tế là tính axit, nhưng khi chuyển hóa trong cơ thể, axit citric thực sự có tác dụng kiềm hóa cơ thể.
Thực phẩm có tính kiềm có tác dụng cân bằng cơ thể hiệu quả, mang lại lợi ích sức khỏe. Vì vậy, hầu hết các bữa ăn truyền thống của Ấn Độ, Nhật Bản đều chứa các thực phẩm kiềm để tạo ra một chế độ ăn uống khỏe mạnh.
Tác dụng của chế độ ăn thực phẩm giàu tính kiềm
Theo khảo sát, 80% thực phẩm hằng ngày được đưa vào cơ thể thường có tính axit như thịt, đồ chiên, đồ nướng, nước ngọt… dễ gây ra tình trạng dư thừa axit – là nguyên nhân gây ra các loại bệnh như dạ dày, trào ngược axit, gout, loãng xương, thậm chí là ung thư…
Để khắc phục tình trạng đó, bạn phải luôn duy trì độ pH ổn định trong cơ thể ở mức khỏe mạnh của con người là từ ~ 7.34 – 7.45 (nghiêng về tính kiềm nhẹ).
Bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm hằng ngày là việc quan trọng, cần thiết hằng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự sửa chữa và hoạt động enzyme tốt hơn để phòng tránh nhiều loại bệnh khác nhau do thừa axit gây ra.
Thực phẩm có tính kiềm cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn
Muốn khỏe mạnh, chế độ ăn uống hằng ngày của bạn không thể thiếu các thực phẩm giàu tính kiềm. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt nhất này:
1. Rau lá xanh
Chất kiềm trong các loại rau lá xanh là tốt nhất cho sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia y tế và người lớn tuổi luôn khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau xanh. Bởi chúng chứa các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và giàu kiềm. Các loại rau lá xanh này là rau bina, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, argula và rau xanh mù tạt…
2. Súp lơ và bông cải xanh
Súp lơ (bông cải xanh) là một trong loại rau họ cải kiềm hàng đầu để thêm vào chế độ ăn. Chất phytochemical trong súp lơ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường sự trao đổi chất estrogen. Bạn nên ăn ít nhất 3 lần một tuần. Ngoài việc chế biến đa dạng như nấu soup, xào… Có thể thêm vào salad hoặc sinh tố.
Ngoài tính kiềm cao, một số loại rau họ nhà cải còn có lượng chất đắng giúp kích thích sản xuất mật để tiêu hóa chất béo tốt hơn.
3. Trái cây có múi nhỏ
Nhiều người nghĩ rằng, trái cây họ cam quýt sẽ có tính axit cao và có tác dụng axit đối với cơ thể nhưng thực chất chúng là nguồn thực phẩm kiềm tốt nhất. Chanh, chanh và bưởi cung cấp Vitamin C giúp giải độc cơ thể, chống oxy hóa, ngăn ngừa tim mạch và bệnh tật…
4. Rong biển
Rong biển và các loại rau biển có hàm lượng khoáng chất gấp 10-12 lần so với các loại rau trồng đất liền. Đây là nguồn thực phẩm có tính kiềm cao, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho hệ thống cơ thể.
Các loại thực phẩm này bao gồm: rong biển tấm Nori, rong biển bẹ Kombu, rong biển sợi Tengusa, rong Wakame (ẩm thực Nhật)… Có thể dùng nấu súp, xào, làm sushi tại nhà. Hoặc dùng trong các món salad, trứng.
5. Rau củ
Các loại rau củ như khoai lang, củ khoai môn, củ sen, củ cải và cà rốt cũng là nguồn kiềm tuyệt vời. Các món ngon, bổ dưỡng từ các thực phẩm này gồm súp, xào, salad… Tuy nhiên, cần chú ý trong cách nấu ăn, không nên nấu quá chín, hầm quá lâu dễ dẫn đến mất đi các dưỡng chất quý.
6. Trái cây theo mùa
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyên rằng bạn nên ăn nhiều trái cây. Bởi đây là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa chăm sóc các chức năng khác nhau trong cơ thể. Chúng cũng là nguồn thực phẩm giàu kiềm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là kiwi, dứa, hồng, xuân đào, dưa hấu, bưởi, mơ và táo…
7. Quả hạch
Nên bổ sung hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của bạn. Bên cạnh là nguồn chất béo tốt cho cơ thể, các loại hạt này còn tạo ra tính kiềm. Tuy nhiên, do giàu calo nên cần sử dụng có hạn số lượng quả/hạt này. Tránh ăn nhiều gây béo, thừa năng lượng.
8. Hành, tỏi và gừng
Đây là các thành phần quan trọng nhất trong nấu ăn Ấn Độ. Hành tây, tỏi và gừng giúp tăng cường hương vị bữa ăn. Ngoài ra, còn là chất chống ung thư, nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng thực phẩm này theo nhiều cách như nấu súp, gừng trong trà, hành tây trong salad…
9. Chuối chín
Đây là thực phẩm giàu kiềm, vitamin và khoáng chất đa dạng cơ thể. Nên ăn chuối thật chín có vỏ đốm nhẹ sẽ giàu dưỡng chất hơn chuối chín xanh.
10. Các loại quả họ bầu, bí
Các loại quả họ bầu bí là loại quả giàu tính kiềm dễ dàng tìm thấy ở những quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. Tính kiềm của thực phẩm này có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa, giúp giảm cân và phòng ngừa hiệu quả các bệnh như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy…
11. Bơ
Lợi ích của việc ăn bơ là cung cấp nhiều tính kiềm cho cơ thể, làm cân bằng giữa axit -kiềm. Ngoài ra, bơ cũng chứa các chất chống oxy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein… giúp cơ thể phòng chống nhiều căn bệnh khác.
Bơ là loại trái cây giàu tính kiềm và chứa nhiều dưỡng chất khác
13. Dưa chuột
Loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc này giúp trung hòa axit và cân bằng độ pH trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa hoạt động bình thường. Không chỉ cung cấp các loại vitamin như K, B, C mà còn giàu khoáng chất như Kali, Magie, Natri, Canxi, đồng. Chất chống oxy hóa như lariciresinol, pinoresinol trong dưa chuột giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung.
14. Củ cải đường
Củ cải đường rất giàu chất dinh dưỡng và được xếp vào nhóm thực phẩm có tính kiềm mạnh. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao trong củ cải đường có thể ngăn chặn hình thành khối u và giám sát sự phát triển đối với các tế bào bất thường. Đối với loại củ này, bạn có thể làm nước ép, hấp, muối dưa hoặc đơn giản là ăn sống.
Củ cải đường là thực phẩm giàu tính kiềm và chất chống oxy hóa cao
15. Ớt chuông
Ăn ớt chuông thường xuyên là một trong những cách giảm stress oxy hóa tốt nhất. Thực phẩm này còn có tác dụng tăng cường thị lực, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, ung thư…
16. Nước ion kiềm
Nước ion kiềm cũng là loại nước uống giàu tính kiềm tự nhiên, tương tự như tính kiềm trong rau xanh. Tuy nhiên, tính kiềm này được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể mà không cần qua quá trình chuyển hóa (tiêu hóa) như rau xanh.
Khi ứng dụng chế độ thực dưỡng không thể thiếu nước uống ion kiềm giúp nâng cao lợi ích.
Tác dụng nước ion kiềm đối với cơ thể
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Nước điện giải là gì ? Đặc tính & Công dụng đối với sức khỏe chúng ta !!!
Nước điện giải hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa
Nước điện giải phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính
Như vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu tính kiềm và uống nước kiềm (nước ion kiềm) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit trong cơ thể, phòng chống stress oxy hóa và bệnh tật. Bây giờ bạn đã có danh sách các nguồn thực phẩm kiềm này, bạn có thể thử đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình để tận dụng tối đa lợi ích của chúng.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm về nước uống ion kiềm, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 0989131775 của bác sỹ tiêu hoá để nhờ tư vấn, hướng dẫn về sức khoẻ của bạn.
sản phẩm nước kiểm có hàm lượng pH 14 được chuyên gia và bác sỹ khuyên dùng bổ xung hàng ngày
Kiềm Cân Bằng – Saphia Alkali Balance giảm thiểu mệt mỏi, đau yếu, giúp cơ thể khỏe mạnh