Sỏi thận là một căn bệnh đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, chiếm 10-15% dân số. Hàng năm có đến 8000 ca mắc bệnh tăng thêm mỗi năm. Tuy sỏi thận không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta. Nhưng sỏi thận là nguyên nhân dẫn đến suy thận mãn tính với tỉ lệ tử vong đến 90%.
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền… 80% – 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi, phối hợp với oxalat, phosphat.
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của ngành y – dược, điều trị sỏi thận tiết niệu đã có những tiến bộ vượt bậc làm thay đổi việc điều trị căn bệnh này, tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật nhỏ hơn 10%. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa kết hợp thuốc uống, y học cổ truyền, biện pháp ăn uống, luyện tập…
Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sỏi thận dựa vào các tiêu chí sau: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…
Phương pháp điều trị sỏi thận
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm. Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.
Tán sỏi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Vị trí: sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.
Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới và hiệu quả tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi (thậm chí cả sỏi có polyp), kích thước nhỏ hơn 2cm.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Vị trí: sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc, khó tán.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay, hiếm khi chỉ định do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện (2 – 3 ngày), chi phí rất cao.
Điều trị nội khoa
Với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng và thích hợp với những người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật .
Dùng thuốc Đông y như: kim tiền thảo bài thạch, bông mã đề… kết hợp uống nhiều nước, vận động.
Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.
Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 2 – 3 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.
Trong các thuốc điều trị sỏi thận, thuốc chiết xuất từ kim tiền thảo có tác dụng hiệu quả, được ghi nhận cho tới nay. Cơ chế tác dụng của kim tiền thảo là đa cơ chế: ngăn chặn kết tụ sỏi, bào mòn sỏi tạo điều kiện tống sỏi ra ngoài, gọi là “bài thạch lâm thông”. Kim tiền thảo còn kiểm soát lượng khoáng chất trong nước tiểu tốt nên có tác dụng điều trị và phòng tái phát sỏi thận.
Cốm trị sỏi thận, sỏi mật.
Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi… chưa làm được.
Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp sẽ điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận, thay thế thận.
Các loại sỏi thận
Có 4 loại sỏi thận:
Sỏi canxi: Sỏi thận nhất là đá vôi, thường ở dạng oxalat canxi. Mức oxalate cao có thể được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, cũng như trong các loại hạt và sô – cô – la.
Sỏi Struvite: Struvite để đáp ứng với một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như là một nhiễm trùng đường tiết niệu. Struvite có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn.
Sỏi acid Uric: Uric acid có thể hình thành ở những người mất nước, những người ăn một chế độ ăn giàu protein và những người có bệnh gút.
Sỏi Cystine: Chúng hình thành ở những người có rối loạn di truyền là nguyên nhân gây thận bài tiết quá nhiều axit amin nhất định (cystinuria).
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận nhưng có thể nói là do uống ít nước; ít vận động, không ăn sáng thường xuyên và do cơ chế đào thải và hấp thu kém.
Do uống ít nước:
Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu trữ trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên. Như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Do đó, bạn hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như làm giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Uống đủ 2.000ml nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát sẽ giúp thanh lọc và đảo thải những chất có hại trong cơ thể ra ngoài tốt hơn.
Không ăn bữa sáng thường xuyên
Bỏ bê bữa sáng thì như thế nào? Có một số tài liệu viết như thế này: Rất nhiều người do vội đi làm, đi học vào buổi sáng mà không ăn sáng, cũng có người do sợ béo nên không ăn sáng. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng mà các chuyên gia cho rằng dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi sau một đêm dài, cơ thể của bạn cần bổ sung một lượng calo nhất định để tiếp tục những hoạt động của ngày hôm sau.
Theo tôi việc bỏ bê bữa sáng mà gây sỏi thận là chưa có khoa học chứng minh rõ ràng. Đối với những người làm việc nhẹ, ngồi văn phòng, đang là đối tượng thừa cân thì nhịn buổi sáng vẫn được, vẫn tốt cho cơ thể. Thời gian này cơ thể rút lượng mỡ trong người để cung cấp năng lượng, điều đó giúp cho cơ thể giảm cân, trường hợp này phải thực hiện thườn xuyên và lâu dài để phản xạ có điều kiện hình thành thì bạn không cảm giác đói buổi sáng nữa. Bạn nên uống 300- 500ml nước ấm thay cho ăn càng tốt và có thể tránh được sỏi thận.
Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận. Do đó, đừng vì vội vàng hay sợ tăng cân mà bạn “bỏ quên” bữa sáng nhé. Bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận đó.
Hấp thu và đào thải kém:
Hấp thu kém: Cái gì hấp thu kém? Cơ quan nào hấp thu kém? Các bạn có thể hiểu rằng, dạ dày có khả năng tiêu hóa thức ăn bởi các dịch vị da dày tiết ra. Sau khi nghiền nát của răng miệng, dạ dày làm mềm thức ăn và đưa xuống ruột non, ruột non cùng với các dịch vị ở đó tiêu hóa thêm biến thức ăn thành các dưỡng chất dể hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu qua gan cung cấp cho cơ thể. Trường hấp thu kém các dưỡng chất dư thừa trong đó can xi, phốt pho, magie…. và các loại muối khoáng khác kể cả các loại mỡ v v… đẩy ra ngoài bằng con đường tiểu hoặc đại tiện gây ô nhiễm cơ thể.
Đào thải kém: Cơ quan đào thải bao gồm thận qua đường tiểu, đại tiện qua hậu môn và các tuyến mồ hôi qua các lỗ chân lông. Các cơ quan này làm việc không bình thường gây ách tắc nên tích tụ các chất cặn bả thành sỏi.
Ít vận động
Việc bạn không vận động nhiều trong ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi khi đó, không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Cùng với đó, thành bụng cơ thể lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận. Do đó, mỗi ngày sau giờ làm việc, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục thể thao để tránh bị sỏi thận nhé.
Ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, giàu protit và chất béo làm tăng hàm lượng choresterol, hình thành sỏi thận. Do vậy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi và những thực phẩm làm giảm choresterol như nấm, mộc nhĩ, tỏi, hành tây… Đồng thời, nên hạn chế các thức ăn chứa dầu mỡ và chất béo.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận lúc đầu rất khó nhận biết vì khi đó sỏi còn rất nhỏ. Vì vậy bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi có tác động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,…) hay hoạt động mạnh (chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh,…) hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
Sỏi thận thường có những triệu chứng âm thầm và kéo dài
Sỏi thận thường có những triệu chứng âm thầm và chỉ biểu hiện rõ khi đã có sỏi trong thận.
Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau vùng thắt lưng nhất là phía thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ.
Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Bên cạnh triệu chứng đau, tiểu ra máu có thể gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Đái máu có thể làm nước tiểu có màu đỏ (chảy máu nhiều) mắt thường nhìn thấy được (chảy máu đại thể), trường hợp rỉ máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được (chảy máu vi thể).
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh hay buồn đi tiểu và triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái són. Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, niệu quản hoặc bàng quang) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi.
Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn thương thận, suy thận, đặc biệt khi có nhiễm khuẩn đường tiểu đi kèm. Cần lưu ý, khi người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp do biến chứng của sỏi thận.
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, gây tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Sỏi thận rất dễ tái phát (10 – 50%).
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG Y TẾ VIỆT NAM
Website : www.sieuthisuckhoe.net
Email: ytetruyenthong@gmail.com
Tổng đài tư vấn sinh lý : 1900 6228
Địa chỉ: Phòng 1109, tầng 11, tòa E3B, đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội. ( ngã tư đường Vũ Phạm Hàm và đường Trần Kim Xuyến )
Điện thoại: 024 6253 4336/ 0985 1088 97