Những ưu điểm của Đinh Lăng

Đinh lăng hay cây gỏi cánam dương sâm (danh pháp hai phần: Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosumPanax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Khi nói đến cây đinh lăng dược liệu chúng ta nên hiểu rằng đó là loài Đinh năng xẻ lá nhỏ (  tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc)

Tác dụng của cây đinh lăng:

+ Hoạt huyết dưỡng não: Dưới tác dụng của Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

+ Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt

+ Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay, run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.

+ Ở Ghana, cây đinh lăng lá xẻ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh hen suyễn.

+ Trong dân gian, lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu. Cũng vì tính năng này. Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.

+ Nghiên cứu bột rễ Đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.

+ Rễ cây Đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết  còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau. Vì vậy dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là rất tốt.Các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là  “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô.

+ Để chữa tắc tia sữa, các bà bầu vẫn dùng lá để nấu cháo ăn, hoặc rễ cây đinh lăng sắc uống.

+ Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người.

+ Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc củ đinh lăng hoặc ngâm rượu củ đinh lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.

+ Để phòng bệnh co giật ở trẻ em, ta dùng lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ.