Người đã khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 là vì lý do gì?

Người đã khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 là vì lý do gì?

những người đã từng dương tính với Covid-19 và đã xét nghiệm âm tính trở lại vẫn có khả năng tái nhiễm Covid-19 nhiều lần. Thực tế cho thấy, thời gian qua thế giới đã ghi nhận nhiều ca tái nhiễm vì SAR-CoV-2.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể trong cơ thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp bệnh nhân miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh trong thời gian dài.

Một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào tháng 3 vừa qua cho thấy, hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ không tái nhiễm trong vòng 6 tháng. Một nghiên cứu khác do chuyên gia miễn dịch của Đại học Pittsburgh John Alcorn tiến hành chỉ ra rằng mức độ sinh kháng thể của mỗi cá nhân từng dương tính với SARS-CoV-2 là khác nhau và ở một số trường hợp thì mức độ kháng thể được sinh ra sau khi nhiễm bệnh là không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm.  

lượng kháng thể sinh ra sau khi khỏi bệnh không đủ mạnh để bảo vệ cơ thể, thì việc xuất hiện thêm các biến chủng mới nguy hiểm hơn cũng được xem là nguyên nhân cho tình trạng tái dương tính đối với bệnh nhân Covid-19. Thời gian qua, nhiều biến thể đáng lo ngại như biến thể Alpha (B.1.1.7), biến thể Beta (B.1.315), biến thể Gamma (P.1), biến thể Delta (B.1.617.2) và mới đây nhất là biến thể Omicron (B.1.1.529) được phát hiện. Các chủng này đều có khả năng lây lan nhanh chóng với các virus đột biến nguy hiểm. Vì thế, khả năng mắc một chủng khác đối với những người từng nhiễm Covid-19 là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu mới đây ở Qatar được đăng trên Tạp chí Y học New England cho thấy những trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 là rất ít và tỉ lệ nhập viện hoặc tử vong của những trường hợp tái nhiễm giảm tới 90% so với những trường hợp nhiễm lần đầu. Theo nghiên cứu, trong tổng số 353.326 người mắc Covid-19 ở Qatar, có rất ít người tái dương tính và thường không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Và khoảng cách tái nhiễm là 9 tháng

. Nói về nghiên cứu này, Tiến sĩ Kami Kim, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lưu ý rằng, mọi người nên cẩn thận để không hiểu sai rằng nếu đã từng nhiễm Covid-19 thì không cần phải tiêm vắc xin nữa.

“Điều này giống như việc bạn đặt câu hỏi có nhất thiết phải thắt dây an toàn khi đã có túi khí hay không vậy. Bạn đã có túi khí không có nghĩa là dây an toàn không có tác dụng gì cả và ngược lại. Sẽ thật tốt nếu bạn có sự bảo vệ của cả hai,” Tiến sĩ Kami Kim nói.

Tuy hầu hết bệnh nhân tái nhiễm đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng lây cho người khác. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người đã nhiễm Covid-19 vẫn phải tiêm ngừa Covid-19 đầy đủ bởi tiêm vắc xin không chỉ để bảo vệ một cá nhân nào đó mà là bảo vệ cả cộng đồng.

Cách phòng và hỗ trợ điều trị covid là gì ? ( còn nữa )

 

tự vấn miễn phí 0985108897 BS. Trịnh Tiến Minh