Thuốc từ củ nghệ, Nghệ vàng, Nghệ đen, Nghệ trắng. cách phân biệt!

Nghệ vàng: còn gọi là nghệ, tên khoa học là Curcuma longa L., họ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,…

Nghệ vàng: còn gọi là nghệ, tên khoa học là Curcuma longa L., họ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,… Theo Đông y, nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. Nghệ vàng được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị chữa các chứng bệnh:

– Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ

– Hỗ trợ điều trị Viêm âm đạo: bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo.

– Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán.

– Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non.

– Vết thương phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương.

– Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng: bột nghệ 10g, bạch truật 10g uống hằng ngàỵ

Nghệ vàng qua chu trình máy móc hiện đại sấy, làm sạch, tách những chất cặn bạ tinh dầu được gọi là bột nghệ hay tinh bột nghệ, một trong những sản phẩm của công ty chúng tôi

Nghệ đen:

Còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật… Tên khoa học là Curcuma zedoaria. Củ chứa tinh dầu sesquiterpen, zingiberen, cineol. Theo Đông y, nghệ đen vị đắng, cay, thơm, hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, tán kết, hành khí, chỉ thống, thông kinh lạc, khai vị. Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

– Đau bụng lạnh từng cơn, tích trệ: nghệ đen 40g, mộc hương 20g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với dấm loãng.

– Bế kinh, hành kinh máu vón cục: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống hằng ngàỵ

Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải. Tên khoa học là Curcuma aromatica, là cây mọc hoang và trồng lấy củ thơm làm gia vị. Thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin. Theo Đông y, nghệ trắng vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da. Nghệ trắng được dùng làm thuốc trong chữa các chứng bệnh:

– Chữa ho gà, thấp khớp: giã 10g nghệ trắng, tẩm rượu, cho vào lọ kín, hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày.

– Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ

– Phong thấp, bong gân, sai khớp: củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp.

– Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hiện nay, nghệ là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe sắc đẹp khá được ưa chuộng. Trong đó, 2 loại nghệ phổ biến nhất đó chính là nghệ vàng và nghệ đỏ. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người vẫn chưa xác định rõ công dụng và khác biệt giữa hai loại nghệ này.

nghệ nếp
nghệ nếp

1. Phân biệt giữa nghệ vàng và nghệ đỏ
1.1 Nghệ đỏ
Nghệ đỏ có tên gọi là nghệ nếp, hay nghệ răm. Chúng có hình dáng nhỏ, lõi màu đỏ cam, có lớp vỏ tương đối mỏng. Chủ yếu, giống cây nghệ đỏ được trồng rộng rãi miền Bắc nước ta, nhất là ven khu vực Khoái Châu – Hưng Yên.

Giống nghệ này rất khó trồng nên nghệ đỏ đem lại năng suất trồng tương đối thấp. Tuy nhiên cùng với đó, nghệ đỏ lại đem lại lượng tinh bột nghệ chất lượng cao, cung cấp curcumin lớn nhiều hơn cả nghệ vàng thông thường. Chính vì thế thường được thu mua với giá tốt để dùng trong các công nghệ chế biến dược liệu, tinh bột, lam khô.

Do yêu cầu cao về đất đai khí hậu cho nên chỉ những vùng chuyên canh nghệ đỏ như Khoái Châu thì mới có màu sắc đỏ cam đặc biệt. Giống nghệ đỏ này nếu trồng ở các khu vực khác thì sẽ thu hoạch lại giống nghệ có mạch giống nghệ với màu nhạt. Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng Curcumin trong nghệ đỏ có thể lên đến từ 4.7% cho đến 5.2% đối với 100mg tinh bột nghệ.

1.2. Nghệ vàng
Nghệ vàng (hay còn gọi là khương hoàng) tuy năng suất trồng cao hơn, có mặt ở khắp nơi nhưng lượng curcumin lại không bằng nghệ đỏ. Hàm lượng curcumin trong nghệ đỏ có thể gấp 4 lần so với nghệ vàng, bởi nghệ đỏ nồng và đỏ hơn.

Nghệ vàng có phần thịt màu vàng cam nhạt sáng. Nghệ vàng là loại cây tương đối dễ sống, có thể trồng ở nhiều nơi và không phải chăm sóc nhiều. Đồng thời thời gian sinh trưởng cũng như phát triển của nghệ vàng cũng ngắn hơn so với nghệ đỏ.

2. Công dụng của nghệ đỏ và nghệ vàng
Curcumin trong nghệ đã được các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có nhiều tác dụng đối với não bộ, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và dưỡng nhan.

2.1. Công dụng của nghệ vàng
Nghệ vàng được sử dụng trong rất nhiều các phương thuốc liên quan đến tiêu hóa và viêm đại tràng. Chúng giúp giảm viêm loét đại tràng gây biểu hiện đau bụng, tiêu chảy và chảy máu ở trực tràng. Cùng với đó, nghệ vàng có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Chính vì thế nghệ vàng đã trở thành liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

Chúng có thể làm chất dẫn xuất trực tiếp hoặc gián tiếp ức chế không cho các tế bào ung thư phát triển. Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu đưa nghệ vào y học để chống lại ung thư vú, ung thư phổi, đại tràng, trực tràng cùng tuyến tiền liệt,… Nghệ còn có thể ức chế sự hình thành của các cholesterol, chống lại bệnh về tim mạch.

Rất nhiều người đã dùng cách bôi nghệ vàng vào vết thương mục đích để hồi phục vết thương, hạn chế nhiễm trùng, giảm đau nhức và trị sẹo hiệu quả. Đồng thời chúng còn tái tạo các tế bào mới, và đóng góp đáng kể trong việc làm lành vết thương mau chóng.

Tinh bột nghệ vàng còn có tác dụng rất tốt đối với làn da khô. Đắp mặt nạ tinh bột nghệ vàng, lòng đỏ trứng, nước cốt chanh và dầu oliu sẽ giúp dưỡng ẩm cho da hàng ngày. Ngoài ra, mặt nạ còn làm thoáng mát lỗ chân lông, tẩy tế bào chết, giảm thiểu mụn đầu đen. Do đó, nghệ vàng được sử dụng rất nhiều trong việc chăm sóc sắc đẹp.

2.2. Công dụng của nghệ đỏ
Cây nghệ đỏ có khả năng chống oxy hóa – tác nhân gây ra lão hóa và bệnh tật. Nghệ đỏ với lượng curcumin lớn có chứa nhiều hoạt chất curcuminoids giúp phá hủy các tế bào ung thư. Đây cũng là khiên chắn chống lại các u ác tình hình thành từ các bức xạ. Dùng 100 – 200 gram nghệ đỏ mỗi ngày, sẽ có tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư, các bệnh về thần kinh, bệnh Alzheimer.

Nghệ đỏ còn có khả năng làm tan máu xấu, khí hư, thông kinh. Hỗ trợ phá các bọc máu ứ đọng, gia tăng lượng máu hao hụt sau khi sinh sản.

Cùng với đó, Nghệ đỏ giảm thiểu các yếu tố tác động vào niêm mạc dạ dày tiêu biểu như hạn chế việc tiết axit ở dạ dày. Chúng còn hỗ trợ việc chống viêm, trị sạch các ổ viêm giúp cho các vết loét dạ dày mau lành. Nghệ đỏ có thể tiêu diệt tận gốc các tế bào gây hại đến biểu mô ở dạ dày. Từ đó giảm xuất huyết dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.

Đối với các bệnh liên quan đến xương khớp, nghệ đỏ có tính kháng viêm vô cùng tuyệt vời. Nghệ đỏ có tác dụng kích thích sự phát sinh của cortisone trong tuyến thận và giảm thiểu sự phát triển của histamin gây ra đau nhức xương khớp. Hơn thế, nghệ đỏ còn triệt tiêu các cytokine và enzym gây bệnh chứng sưng tấy, tê cứng, đau nhức xương khớp. Do mang hàm lượng curcumin cao như vậy cho nên nghệ đỏ được sử dụng phổ biến trong các việc chăm sóc sức khỏe và tăng sức để tráng cho cơ thể.

Như vậy, mỗi loại nghệ đều có những công dụng khác nhau và cũng đem đến hiệu khác nhau theo từng mục đích sử dụng. Dựa trên các công dụng khác nhau của từng loại nghệ mà người sử dụng có thể lựa chọn linh hoạt giữa

nghệ vàng và nghệ đỏ để phù hợp với nhu cầu và tình trạng của riêng mình.

bác sỹ Tiến Minh trả lời 24/7 điện thoại : 09891131775.

sản phẩm tham khảo:

vicumax nano curcumin 16-30 nano từ nghệ nếp chữa bệnh dạ dày, tá tràng, u bướu, đẹp da, sáng da