Nhìn nhận khoa học về chế độ ăn giàu kiềm hay giầu axit!

Những người ủng hộ cho chế độ ăn này đề nghị rằng chúng ta nên theo dõi nồng độ pH trong nước tiểu để chắc chắn rằng nó mang tính kiềm (pH>7.0) chứ không nên để mang tính axit (pH

Chế độ ăn giàu kiềm dựa trên ý tưởng rằng nếu như chúng ta thay thế những món ăn mang tính axit bằng những món ăn mang tính kiềm sẽ có thể giúp ta cải thiện sức khỏe.

Người đề xuất chế độ ăn này còn cho rằng nó có thể giúp chống lại các các căn bệnh hiểm nghèo, như ung thư.

dau-hieu-viem-nhiem-phu-khoa

Bài viết này sẽ đánh giá các bằng chứng khoa học đằng sau chế độ ăn giàu kiềm.

Chế độ ăn giàu kiềm là gì?
Chế độ ăn giàu kiềm còn được gọi là chế độ ăn axit – kiềm hoặc chế độ ăn “tro” kiềm.

Giả thuyết này cho rằng chế độ ăn của chúng ta có thể làm thay đổi nồng độ pH, hay nói cách khác, là độ axit hay kiềm, trong cơ thể con người.

Sự chuyển hóa trong cơ thể con người – quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng – đôi khi được so sánh với lửa. Quá trình này liên quan đến chuỗi phản ứng hóa học được phân hủy một vật rắn ra thành từng mảnh nhỏ.

Tuy nhiên, sự phản ứng hóa học trong cơ thể con người xảy ra theo một tiến trình chậm và có kiểm soát.

Khi một vật bị đốt cháy, chúng đều biến thành tro. Tương tự như thế, thực phẩm mà ta ăn vào đều để lại “tro”, được gọi là chất thải của quá trình trao đổi chất.

Chất thải của quá trình trao đổi chất có thể mang tính kiềm, trung tính hay tính axit và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit của cơ thể.

Nói cách khác, họ cho rằng nếu chúng ta ăn thực phẩm để lại “tro” axit, máu của chúng ta sẽ bị axit hóa. Nếu ta ăn thực phẩm để lại “tro” kiềm, máu của ta sẽ trở nên kiềm hóa.

Theo giả thuyết tro axit, thì tro axit được cho là nguyên nhân làm cho cơ thể chúng ta dễ dàng nhiễm bệnh, trong khi tro kiềm được xem là nhân tố bảo vệ.

Bằng cách chọn những loại thực phẩm mang tính kiềm, chúng ta sẽ được “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Các thành phần thực phẩm để lại tro axit bao gồm chất đạm (protein), phốt-phát (phosphate) và sun-phua (sulfur), trong khi các thành phần thực phẩm để lại tro kiềm bao gồm can-xi (calcium), ma-nhê (magnesium) và potassium.

Một số nhóm thực phẩm được xem là mang tính axit, tính kiềm hay là trung tính:

Nhóm thực phẩm mang tính axit: thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc và thức uống có cồn.
Nhóm thực phẩm trung tính: chất béo tự nhiên (mỡ bò, mỡ heo, bơ…), chất đường bột
Nhóm thực phẩm mang tính kiềm: các loại hạt, rau, củ, quả.

Khi bàn luận về chế độ ăn giàu kiềm, điều quan trọng là phải hiểu nồng độ pH.

Để xác định một chất (hay chính xác hơn là một môi trường) có tính axit hay kiềm, người ta thống nhất dùng chỉ số pH làm thước đo.

pH từ 0 đến 7.0) chứ không nên để mang tính axit (pH<7.0).

Tuy nhiên, một điều quan trọng mà chúng ta nên biết là nồng độ pH trong cơ thể có sự dao động lớn, ở một số nơi trong cơ thể thì mang tính axit, trong khi ở những nơi khác lại mang tính kiềm. Nói chung, độ pH ở các nơi trong cơ thể không nhất định là phải hoàn toàn giống nhau.

Dạ dày của chúng ta chứa đầy hydrochloric acid, với nồng độ pH từ 2 – 3.5 (mang tính axit cao). Chất axit này giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn.

Ngược lại, máu của chúng ta mang tính kiềm nhẹ, với nồng độ pH=7.36 – 7.44

Khi độ pH trong cơ thể chúng ta rơi ra ngoài giới hạn thông thường, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nếu chúng ta không được chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong một số giai đoạn bệnh, ví dụ như nhiễm toan xê-tôn (ketoacidosis) gây ra bởi đái tháo đường, lúc nhịn đói hoặc uống rượu, nhưng ít khi bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn.

Thực phẩm gây ảnh hưởng đến nồng độ pH trong nước tiểu, nhưng không ảnh hưởng tới máu
Bạn nên nhớ một điều quan trọng: sức khỏe sẽ bị trục trặc ngay nếu như nồng độ pH trong máu của bạn vượt ra ngoài giới hạn thông thường.

Khi đó, các tế bào trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động và bạn sẽ chết ngay nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Vì thế, cơ thể sẽ làm nhiều cách để tự cân bằng độ pH. Cơ chế này được gọi là cân bằng nội môi axit kiềm .

Thực tế là thức ăn gần như không thể làm thay đổi nồng độ pH trong máu những người khỏe mạnh, có chăng là chỉ dao động một chút nằm trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, thực phẩm hoàn toàn có thể làm thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu, mặc dù mức ảnh hưởng còn tùy nhiều yếu tố.

Đào thải axit qua nước tiểu là một trong những cách mà cơ thể chúng ta làm để điều chỉnh lượng pH trong máu. Nếu như ta ăn một miếng bít-tết (steak) to, nước tiểu chúng ta sẽ trở nên axit (toan hóa) vài giờ sau đó, vì cơ thể đào thải những “chất thải” sinh ra trong quá trình trao đổi chất.

Thành ra, độ pH trong nước tiểu không là đại diện cho lượng pH của toàn cơ thể hay là tổng trạng sức khỏe, vì nó có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác ngoài chế độ dinh dưỡng.

Chế độ ăn giàu axit có là nguyên nhân gây nên Bệnh loãng xương không?
Loãng xương (osteoporosis) là hiện tượng xương yếu đi do sự mất khối lượng xương và thay đổi trong cấu trúc xương.

Bệnh loãng xương phổ biến ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh và có thể làm tăng rủi ro biến chứng gãy xương.

Những người ủng hộ cho chế độ ăn giàu kiềm tin rằng, nhằm duy trì lượng pH trong máu, cơ thể chúng ta sẽ kéo các khoáng chất mang tính kiềm như can-xi từ xương ra để kìm hãm lượng axit từ những thực phẩm mà ta mới hấp thu.

Cũng theo thuyết này, chế độ giàu axit, chẳng hạn như chế độ ăn kiểu phương Tây, sẽ làm mất đi mật độ xương. Thuyết này được gọi là “giả thiết tro axit của bệnh loãng xương”.

Tuy nhiên, thuyết này đã bỏ qua phần chức năng cơ bản của thận, là đào thải axit và điều chỉnh độ pH trong cơ thể.

Thận sản xuất ra các phân tử ion bicarbonate để trung hòa lượng axit trong máu, cho phép cơ thể chúng ta kiểm soát độ pH trong máu một cách chặt chẽ.

Hệ hô hấp của chúng ta cũng đóng vai trò trong việc kiểm soát độ pH trong máu. Khi các ion bicarbonate từ thận đến gắn với axit trong máu, chúng tạo nên carbon dioxide (CO2 – chất thải ở thì thở ra) và tạo nên nước (thải ra qua đường tiểu).

Giả thiết tro axit đồng thời cũng bỏ lỡ những nhân tố chính của bệnh loãng xương, đó là sự mất đi protein collagen trong xương.

Trớ trêu thay, lượng collagen mất đi có liên quan đến mật độ thấp của hai loại axit: axit orthosilicic và axit ascorbic (còn gọi là vitamin C) trong chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về liên quan giữa chế độ ăn giàu axit và mật độ xương hoặc nguy cơ gãy xương vẫn còn chưa thống nhất. Thử nghiệm lâm sàng (thường cho kết quả chính xác hơn) đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu axit không có tác động đến mật độ can-xi trong cơ thể con người.

Ngược lại, chế độ ăn này giúp cải thiện tình trạng xương qua việc làm tăng sự giữ can-xi và kích thích nội tiết tố IGF-1 giúp làm lành cơ và xương.

Vì vậy, một chế độ ăn giàu đạm, giàu axit được xem là giúp cho xương chắc khỏe hơn, chứ không phải yếu đi.

Mối liên quan giữa tính axit và ung thư
Hiện nay, có rất nhiều luồng tranh cãi cho rằng ung thư chỉ có thể phát triển trong môi trường mang tính axit và có thể điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi bằng chế độ ăn giàu kiềm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá toàn diện đã kết luận rằng không có mối liên quan trực tiếp nào giữa chế độ ăn gây tiết axit (toan hóa máu) và ung thư.

Trước tiên, thực phẩm không gây ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ pH trong máu.

Thứ hai, giả sử những thực phẩm có thể làm thay đổi đáng kể nồng độ pH trong máu và những mô khác, tế bào ung thư cũng có thể phát triển trong môi trường không mang tính axit.

Thật tế là, ung thư phát triển trong các mô lành có độ pH kiềm tính 7.4. Đã có nhiều thí nghiệm thành công trong việc nuôi tế bào ung thư trong môi trường kiềm tính.

Và khi khối u phát triển nhanh hơn trong môi trường axit, bản thân khối u cũng tự tạo ra môi trường axit để nuôi sống nó. Một môi trường axit không tạo ra khối u, mà là khối u tự tạo ra môi trường axit cho mình.

Chế độ ăn của tổ tiên chúng ta nói lên điều gì?
Việc khảo sát thuyết axit kiềm theo quan điểm tiến hóa và khoa học đã cho ra những kết quả không nhất quán.

Một nghiên cứu ước lượng rằng có 87% loài người ở thời kỳ tiền nông nghiệp ăn thực phẩm mang tính kiềm. Chính điều này đã gây nên sự tranh luận về chế độ ăn giàu kiềm trong thời hiện đại.

Có nhiều nghiên cứu ước lượng rằng phân nửa dân số thời kỳ tiền nông nghiệp theo chế độ ăn giàu kiềm, trong khi nửa kia theo chế độ ăn giàu axit.

Nên nhớ rằng tổ tiên chúng ta sống ở các vùng khí hậu khác nhau, tiếp cận với các nguồn thực phẩm khác nhau. Thực tế cho thấy rằng các chế độ ăn giàu axit có vẻ phổ biến hơn bởi vì con người di chuyển xa về phía cực bắc, ra khỏi vùng nhiệt đới.

Mặc dù thực tế là phân nửa số người săn bắt hái lượm thời kỳ đó chỉ ăn một chế độ ăn giàu axit, họ hầu như rất ít mắc các căn bệnh của thời hiện đại.

Mấu chốt của vấn đề là gì?
Chế độ ăn giàu kiềm thật ra khá lành mạnh. Chế độ ăn này khuyến khích chúng ta nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật trong khi khuyên hạn chế những loại thực phẩm đã qua chế biến không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, những lời khẳng định, tuyên bố rằng chế độ ăn này tốt cho sức khỏe bởi vì nó mang tính kiềm thì cần phải xem lại và cần thêm các nghiên cứu đáng tin cậy trên con người.

Nhìn chung thì chế độ ăn giàu kiềm tốt cho sức khỏe là bởi vì nó dựa trên các loại thực phẩm tươi, không qua chế biến chứ không phải nó lành mạnh bởi vì nó mang tính axit hay kiềm.

Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.

sản phẩm hỗ trợ dùng hàng ngày:

Kiềm Cân Bằng – Saphia Alkali Balance giảm thiểu mệt mỏi, đau yếu, giúp cơ thể khỏe mạnh