Gout – chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout Không dùng Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Chế độ dành cho người bị bệnh gout
Chế độ dành cho người bị bệnh gout
Không dùng

 Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Dùng hạn chế
  • Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.
Dùng nhiều
  • Các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Sữa, trứng.
  • Chế độ sinh hoạt
  • Chống béo phì.
  • Tăng cường vận động.
  • Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Chế độ sinh hoạt

Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa lạnh hay bị lạnh đột ngột.
Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
Cần duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.
Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.