Bệnh mỡ máu cao không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên bệnh mỡ máu cao là gì? Có nguy hiểm không? Hay nguyên nhân bị mỡ máu cao không hẳn ai cũng hiểu. Hôm nay chúng tôi giới thiệu tổng quan bệnh mỡ máu với bạn đọc:
Có đến 7 biến chứng nếu như bạn không chữa trị bệnh mỡ máu kịp thời: Bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm tụy, yếu sinh lý, bệnh gan, bệnh đái tháo đường (tiểu đường type 2), đau và tê chân, sa sút trí tuệ.
Người bị mỡ máu cao sẽ gặp nguy cơ bị mỡ đóng vào thành mạch, tạo thành 1 mảng xơ vữa,… có khả năng dẫn đến tình trạng tắc mạch máu, vỡ mạch máu. Tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu của những người bị mỡ máu cao sẽ nhiều hơn so với người thường gấp nhiều lần. Tình trạng này nếu xảy ra ở não thì sẽ gây lên tai biến mạch máu não, xảy ra ở ruột gây tắc mạch máu nuôi ruột, dẫn đến hoại tử ruột, xảy ra ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, xảy ra ở chi gây tắc mạch chi,…
Thế nào là mỡ máu cao?
Mỡ máu cao có nhiều tên gọi khác nhau như là máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong máu luôn có một tỉ lệ mỡ nhất định, tỉ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm Cholesterol, Triglycerid,.. Khi xét nghiệm nếu các chỉ số này cao hơn mức bình thường thì sẽ được gọi là mỡ máu cao. Chỉ số Cholesterol là chỉ số đặc trưng của bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh mỡ máu cao:
– Do chế độ ăn uống nhiều chất béo, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
– Do bị béo phì, thừa cân.
– Do tuổi tác, giới tính, bệnh lý khác cũng ảnh hưởng đến mỡ máu.
– Do thường xuyên căng thẳng, stress, áp lực trong công việc,…
Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao?
Nếu bạn đang có cuộc sống sinh hoạt gặp phải 50% các điều kiện sau bạn sẽ là người dễ bị mỡ máu cao: Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao.
Bên cạnh đó bệnh mỡ máu cao còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan nhiễm mỡ, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao)
Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm chết người không?
Câu trả lời là có nếu như người mắc bệnh mỡ máu cao không được điều trị kịp thời.
Mỡ máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao ( >1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.
Người gầy cũng có thể bị bệnh mỡ máu cao
Người gầy cũng có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Bệnh mỡ máu cao thực chất là tình trạng rối loạn lipit máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gầy. Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh mỡ máu cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh có thể phát hiện sớm.
Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn gì?
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một. Người mắc bệnh mỡ máu cần thực hiện các chế độ ăn uống của mình như sau:
– Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
– Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
– Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Thịt gà bỏ da: Thịt gà chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất thích hợp cho việc điều trị chứng máu nhiễm mỡ.
Táo là thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.
Cá hồi giàu Omega 3 acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglyceride và tăng mật độ lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu
Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Hành tây: Thường xuyên ăn hành tây còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.
Cá chép: ngoài cá hồi ra thì cá chép cũng là một trong những loại thực phẩm tốt đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 2 quả trứng gà/vịt.
Đặc biệt cần uống nhiều nước, kể cả nước chè xanh
Hậu quả của máu nhiễm mỡ nghiêm trọng như thế nào?
Mỡ máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Mỡ máu, đặc biệt là tăng LDL – C (Low Density Lipoprotein Cholesterol) là nguyên nhân chính gây vữa xơ động mạch. Khi thành mạch bị vữa xơ, đặc biệt là lớp áo trong dày lên làm hẹp lòng mạch, đồng thời thành mạch trở nên thô ráp làm cho tiểu cầu dễ bám vào. Nếu có thêm hồng cầu và sợi tơ huyết bám vào, cấu trúc sẽ bền chắc hơn và lớn dần lên. Khi cục tắc gây nghẽn trên 75% lòng động mạch hoặc khi cục tắc nghẽn hay mảng vữa xơ bong ra và trôi theo dòng máu, gây tắc mạch sẽ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi.
Hậu quả của máu nhiễm mỡ là bệnh lý mạch vành do các mảng xơ vữa gây ra.
Mỡ máu cao làm tăng đông máu vì photpholipid trong beta lipoprotein có tác dụng tương tự thromboplastin tổ chức.
Nếu mỡ được máu dẫn tới cơ quan, tổ chức không được tiêu thụ, ứ lại ở tế bào, sẽ phát sinh nhiễm mỡ, mỡ bọc quanh các phủ tạng, suy thận, yếu sinh lý (tim, gan…) làm suy yếu các cơ quan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ tuy lành tính nhưng có thể dẫn đến xơ gan.
Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da…
Tăng cholesterol máu kéo dài có thể gây ra bệnh nhiễm sắc vàng: ứ đọng cholesterol và cholesterol este ở tổ chức (da, gân,vv… ) gây tăng sinh tế bào liên kết, ở người già có thể gây đục giác mạc do bệnh nhiễm sắc vàng.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường; đồng thời bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.
Cách chữa trị bệnh máu mỡ cao:
Dưới đây một bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả. Cách làm như sau:
Nguyên liệu: 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội.
– Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ. Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ. Xay nhỏ nguyên liệu trên với 3 lít nước sôi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày.
– Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Chú ý: Bài thuốc trên cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 – 2 muỗng canh/lần.
Người bệnh có thể dùng thêm một số loại dược phẩm hỗ trợ như: EnergyPlus, Venmotin…vv
Energy Plus với thành phần chính như: Bột đông trùng hạ thảo, Bột trứng kiến gai đen có tác dụng ích phế, bổ thận, tráng dương, bổ tinh tủy, làm giảm mỡ máu, chữa yếu sinh lý, chữa mỡ máu cao.
Để sử dụng Energy Plus điều trị bệnh mỡ máu cao hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc mà bác sĩ tư vấn để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài: 1900 6228 để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG Y TẾ VIỆT NAM
Website : www.sieuthisuckhoe.net
Email: ytetruyenthong@gmail.com
Tổng đài tư vấn sinh lý : 1900 6228
Địa chỉ: Phòng 1109, tầng 11, tòa E3B, đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội. ( ngã tư đường Vũ Phạm Hàm và đường Trần Kim Xuyến )
Điện thoại: 024 6253 4336/ 0985 1088 97